Tư tưởng Hồ Chí Minh

Đề 3 - Tư tưởng Hồ Chí Minh (Tự luận)

Đề thi và lời giải chi tiết của đề thi môn Tư tưởng Hồ Chí Minh của Học viện Ngân hàng mã đề số 3.

DETAILED INSTRUCTION

II. TỰ LUẬN

Câu 1: Theo Hồ Chí Minh để xây dựng một Nhà nước trong sạch, hoạt động có hiệu quả cần phải đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của Nhà nước. Hãy phân tích quan điểm trên? Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu?

- Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về: đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của Nhà nước có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn, sâu sắc định hướng cho việc xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ nhà nước kiểu mới ở Việt Nam. Học tập và vận dụng tư tưởng này để xây dựng nhà nước ngang tầm nhiệm vụ của giai đoạn mới là rất cần thiết.

- Sức mạnh, hiệu quả của Nhà nước được một mặt dựa vào tính liên minh của việc thực hiện pháp luật. Mặt khác dựa vào sự gương mẫu sự trong sạch của đạo đức của người cầm quyền.

- Một tháng ngay sau khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Người gửi thư cho ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng nêu rõ 6 căn bệnh cần đề phòng: Trái phép, cậy thế, hủ hóa, tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo.

- Trong quá trình lãnh đạo xây dựng nhà nước Hồ Chí Minh thường đề cập những tiêu cực sau đây và nhắc nhở mọi người cần đề phòng và khắc phục.

+      Thứ nhất là đặc quyền, đặc lợi: là quyền lợi đặc biệt chỉ dành riêng cho một người hay một nhóm, một tầng lớp nào đó được hưởng mà những người bình thường khác không thể có được". Vì lẽ đó, đặc quyền, đặc lợi là không bình đẳng. Đặc quyền, đặc lợi có thể do cơ chế, chính sách còn nhiều bất cập hoặc do người có chức, có quyền tìm cách lách qua các quy định, hoặc lợi dụng các quy định để tạo ra các quyền và lợi ích cho mình.

+      Thứ hai là tham ô, lãng phí, quan liêu:

      Tham ô: Ăn cắp của công làm của tư, đục khoét của nhân dân, ăn bớt của bộ đội. Tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của chung của Chính phủ để làm quỹ riêng cho địa phương mình, đơn vị mình, cũng là tham ô.

      Lãng phí: Lãng phí sức lao động do không khéo sắp xếp, tổ chức, lãng phí thì giờ do họp hành kéo dài liên miên nói rất nhiều, thông tin ít, kết quả ít, "thùng rỗng kêu to"; lãng phí tiền của do cơ quan dùng vật liệu một cách phí phạm,...

      Quan liêu: "Quan liêu là cán bộ phụ trách xa rời thực tế, , không điều tra, nghiên cứu đến nơi đến chốn những công việc cần phải làm, việc gì cũng không nắm vững, chỉ đạo một cách đại khái, chung chung"

→ Những tội này dù có cố ý hay không cũng là bạn đồng minh của thực dân phong kiến, tội lỗi ấy cũng nặng như tội Việt gian, mật thám. Phê bình những người: "Lấy của công dùng vào việc tư, quên cả thanh liêm, đạo đức"

+      Thứ ba là tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo.

      Tư túng: Không dám nhìn nhận lỗi sai, lấp liếm cái sai cho bản thân.

      Chia rẽ: Gây mất đoàn kết trong nội bộ.

      Kiêu ngạo: Cậy chức cậy quyền mà xa dân, không lắng nghe ý kiến của nhân dân, cho bản thân mình là giỏi giang nên không còn muốn học tập, hoàn thiện mình.

- Thấy được vấn đề đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của Nhà nước là vấn đề cốt lõi trong công cuộc xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh tại Việt Nam. Hồ Chủ tịch đã nêu ra những quan điểm "sắt đá" nhưng cũng đầy tình người. Vừa phê phán, lên án những hành động sai trái nhưng cũng động viên khắc phục những sai lầm lớn đã mắc phải. Như vậy Hồ Chí Minh đã có cái nhìn rất bao quát về vấn đề đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong hoạt động Nhà nước, mang tính chủ động cao, đúng chất " Phòng bệnh hơn chữa bệnh", giải quyết hải hòa, nhưng lại mang tính răn đe và giáo dục cao cho mọi tầng lớp, mọi người thuộc mọi địa vị xã hội, từ người dân đến những cán bộ chủ chốt trong hoạt động vận hành Nhà nước.

Charge your account to get a detailed instruction for the assignment