Đổi mới sáng tạo là môn học quan trọng của ngành kinh tế. Tài liệu tổng hợp lý thuyết trọng tâm của môn học về kinh doanh, khởi nghiệp, xâu dựng công ty
- Đổi mới (Innovation) là một từ bắt nguồn từ từ “nova” gốc Latin nghĩa là “mới”. Đổi mới thường được hiểu là sự mở đầu cho một giải pháp nào đó khác với các giải pháp đã triển khai.
- Sáng tạo (Creativity) là việc tạo ra những ý tưởng mới lạ hoặc cách tiếp cận độc đáo trong giải quyết các vấn đề hoặc tận dụng những cơ hội. Tính sáng tạo là điều kiện đầu tiên để có được những phát minh và từ đó là sự đổi mới.
Tính sáng tạo của cá nhân là khả năng phát triển và diễn đạt ý tưởng mới lạ của cá nhân để giải quyết vấn đề. Có ba yếu tố được xác định là nền tảng để tính sáng tạo cá nhân trỗi dậy, đó là:
(1) Sự thông thạo: Là am hiểu về kiến thức, quy trình, kỹ năng và kỹ thuật nghiệp vụ thành thạo của một cá nhân.
(2) Kỹ năng tư duy sáng tạo: Là cách thức tiếp cận vấn đề một cách linh hoạt và sức tưởng tượng của cá nhân.
(3) Động lực cá nhân: Là yếu tố thúc đẩy tính sáng tạo. Động lực bên trong hay nội lực là sự yêu thích hay niềm đam mê nội tại.
Đổi mới sáng tạo (Innovation and Creativity): Theo định nghĩa của OECD, là "thực hiện một sản phẩm mới hay một sự cải tiến đáng kể (đối với một loại hàng hóa hay dịch vụ cụ thể), một quy trình, phương pháp marketing mới, hay một phương pháp tổ chức mới trong thực tiễn kinh doanh, tổ chức nơi làm việc, hay các mối quan hệ đối ngoại".
Có thể nói ngắn gọn tư duy sáng tạo là quá trình hoạt động của con người tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần mới về chất. Tiêu chí sáng tạo ở đây là “tính mới lạ” và “tính có giá trị” (có ích lợi hơn, tiến bộ hơn so với cái cũ).
Thang cấp độ tư duy Bloom do Benjamin S. Bloom thiết lập (1956), sau đó được điều chỉnh, và gọi là Thang Bloom chỉnh sửa (Bloom’s Revised Taxonomy) được xem là công cụ nền tảng để xây dựng mục tiêu và hệ thống hóa các cấp độ tư duy. Thang cấp độ tư duy Bloom bao gồm:
1. Nhớ (Remembering)
2. Hiểu (Understanding)
3. Vận dụng (Applying)
4. Phân tích (Analyzing)
5. Đánh giá (Evaluating)
6. Sáng tạo (Creating).
Các cấp độ tư duy này được khái quát như sau:
1. Nhớ:
Có thể nhớ lại các điều đặc biệt hoặc tổng quát, trọn vẹn hoặc một phần các quá trình, các cấu trúc. Ở cấp độ này cần nhớ lại đúng điều được hỏi đến, ví dụ lặp lại đúng một định luật mà chưa cần phải giải thích hay sử dụng định luật ấy. Các từ khóa thường sử dụng khi đánh giá cấp độ nhận thức này bao gồm: thuyết trình, trình bày, mô tả, liệt kê.
2. Hiểu:
Ở cấp độ nhận thức này cần nắm được ý nghĩa của thông tin, thể hiện qua khả năng diễn giải, suy diễn, lięn hệ. Nhý: giải thích một định luật; viết tóm tắt một chýőng mục; thuyết trình một quan điểm. Các từ khóa thường sử dụng khi đánh giá cấp độ nhận thức này bao gồm: giải thích, phân biệt, khái quát hóa, cho ví dụ…
3. Ứng dụng:
Có thể áp dụng, vận dụng thông tin đã biết vào một tình huống, một điều kiện mới. Ví dụ: Vận dụng một định luật để giải thích một hiện tượng; áp dụng các công thức, các định lí để giải một bài toán; thực hiện một thí nghiệm dựa trên một qui trình. Các từ khóa thường sử dụng khi đánh giá cấp độ nhận thức này bao gồm: vận dụng, áp dụng, tính toán, chứng minh, giải thích, xây dựng…
4. Phân tích:
Có thể chia các nội dung, các thông tin thành những phần nhỏ để có thể chỉ ra các yếu tố, các mối liên hệ, các nguyên tắc cấu trúc của chúng. Ví dụ: Lý giải nguyên nhân thất bại của một loạt thực nghiệm; hệ thống hóa ưu và ngược điểm của quá trình hoạt động; xây dựng biểu đồ phát triển của một doanh nghiệp. Các từ khóa thường sử dụng khi đánh giá cấp độ nhận thức này bao gồm: phân tích, lý giải, so sánh, lập biểu đồ, phân biệt, hệ thống hóa…
5. Đánh giá:
Có thể đưa ra nhận định, phán quyết đối với một vấn đề dựa trên các chuẩn mực, các tiêu chí đã có. Ví dụ: Phản biện một nghiên cứu, một bài báo; đánh giá khả năng thành công của một giải pháp; chỉ ra các điểm yếu của một lập luận. Các từ khóa thường sử dụng khi đánh giá cấp độ nhận thức này bao gồm: đánh giá, cho ý kiến, bình luận, tổng hợp, so sánh…
6. Sáng tạo:
Đạt được cấp độ nhận thức cao nhất này có thể tạo ra cái mới, xác lập thông tin, sự vật mới trên cơ sở những thông tin, sự vật đã có. Ví dụ: Thiết kế một mẫu nhà mới; xây dựng hệ thống các tiêu chí để đánh giá một hoạt động; đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế; xây dựng cơ sở lý luận cho một quan điểm. Các từ khóa thường sử dụng khi đánh giá cấp độ nhận thức này bao gồm: thiết lập, xây dựng, thiết kế, đề xuất…
Qua đó, có thể thấy tư duy sáng tạo chính là cấp độ cao nhất của tư duy mà các hoạt động học tập, nghiên cứu cần hướng tới.
Chỉ có khả năng tư duy sáng tạo mạnh mẽ mới cung cấp những giải pháp đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại vài tương lai.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy một số nguyên nhân dẫn đến việc “Thế kỷ 21 là thời đại của tư duy sáng tạo (tương ứng với nền kinh tế tri thức)”, chúng bao gồm:
(1) Thế kỷ 21 là thời đại cạnh tranh tri thức. Trong các lĩnh vực cần tri thức, chính sáng tạo làm tăng giá trị thặng dư của tri thức, làm cho tri thức đem lại nhiều ích lợi hơn.Các quốc gia, tổ chức, công ty càng ngày càng thấy sự cần thiết phải nhanh chóng tái tạo, tái sáng chế, đổi mới chính mình để phát triển.
(2) Lĩnh vực dịch vụ, sản xuất sản phẩm hàm lượng chất xám cao phát triển, đòi hỏi nhiều người làm việc công việc ngày càng sáng tạo và những người tài thường thay đổi/có cơ hội thay đổi chỗ làm việc hơn bao giờ hết.
(3) Có sự thay đổì quan hệ trên thị trường: khách hàng bây giờ có nhu cầu, yêu cầu cao hơn; so sánh, đối chiếu nhiều sản phẩm có tính năng tương tự, chứ không còn là khách hàng trung thành như trước đây. Chỉ có sáng tạo mới tạo ra được sự khác biệt.
(4) Vì quản lý đang thay đổi vai trò từ kiểm soát sang giải phóng sức sáng tạo. Đây chính là tư duy quản lý mới.
Theo các chuyên gia về tư duy của con người, năng lực tư duy sáng tạo được thể hiện qua ít nhất năm cấp độ dưới đây.
(1) “Nhận ra nhu cầu cần có cách tiếp cận mới”: là cấp độ thấp nhất (cấp độ 1), tương ứng với khi biết:
– Xem xét lại cách tiếp cận truyền thống và tìm các giải pháp có thể có;
– Sẵn sàng đón nhận ý tưởng mới;
(2) “Thay đổi các cách tiếp cận hiện có”, là cấp độ cao hơn (cấp độ 2), xuất hiện khi biết:
– Phân tích những điểm mạnh và điểm yếu của các cách tiếp cận hiện có;
– Thay đổi và làm cho các cách tiếp cận hiện có thích hợp hơn với nhu cầu;
(2) “Đưa ra cách tiếp cận mới” là cấp độ 3, tương ứng với khả năng biết:
– Tìm kiếm các ý tưởng hoặc giải pháp đã có tác dụng trong các môi trường khác để áp dụng chúng tại doanh nghiệp của mình;
– Vận dụng các giải pháp đang có theo cách mới lạ hơn nhằm giải quyết vấn đề với hiệu quả cao hơn;
(3) “Tạo ra khái niệm mới” là cấp độ cao hơn nữa (cấp độ 4) là khi có được khả năng:
– Tổng hợp các khái niệm cần thiết để định hình một giải pháp mới;
– Tạo ra các mô hình và phương pháp mới cho đơn vị;
(4) “Nuôi dưỡng sự sáng tạo” là cấp độ cao hơn cả (cấp độ 5). Năng lực này chỉ có ở một số ít nhà quản lý, nghiên cứu, bao gồm:
– Khuyến khích mọi người thử nghiệm ý tưởng mới khác hẳn cách làm truyền thống;
– Hỗ trợ cho việc thử nghiệm ý tưởng mới nhằm biến ý tưởng thành hiện
thực.
Có thể liệt kê ra một số nguyên nhân như sau:
(1) Lối mòn tư duy:
Những định kiến này thường làm cho chúng ta không nhìn nhận được thấu đáo những gì mà chúng ta đã biết hay tin tưởng là có thể xảy ra. Chúng ngăn cản sự thay đổi và tiến bộ. Đó là những lối nghĩ thông thường. Đó là sức ỳ của tư duy do đã quen suy nghĩ theo lối mòn.
(2) Tin vào kinh nghiệm:
Nếu muốn làm một việc gì hay quyết định vấn đề gì đó, dù rất quen thuộc, cũng đừng vội vàng tin tưởng vào những kinh nghiệm có sẵn mà hãy đặt ra những câu hỏi; tìm ra góc độ khác cho vấn đề và thử tìm cách giải quyết theo hướng khác, cách thức khác.
(3) Sợ thất bại
(4) Sợ bị chê cười
(5) Không muốn chấp nhận những ý tưởng khác thường:
(6) Chấp nhận sự sẵn có:
Đó là sức ỳ của tư duy do đã quen suy nghĩ theo cái có sẵn.
• Bước 1: Chọn đối tượng tiêu điểm cần cải tiến;
• Bước 2: Chọn 3,4 đối tượng ngẫu nhiên;
• Bước 3: Liệt kê vài đặc điểm về đối tượng được chọn;
• Bước 4: Kết hợp các đặc điểm của đối tượng được chọn với đối tượng tiêu điểm;
• Bước 5: Chọn lọc sự kết hợp khả thi từ các ý tưởng có ở bước 4.
- Tư duy tuyến tính vốn hiệu quả trong quá khứ nay không còn phù hợp với các vấn đề phức tạp hiện đại. Thay vào đó, tư duy hệ thống với cách nhìn nhận toàn diện và các thuộc tính tương tác mang đến giải pháp hiệu quả hơn
- Điểm chính:
● Hạn chế của tư duy tuyến tính: Không hiệu quả với các vấn đề phức tạp, đa dạng, có mối liên hệ phi tuyến tính.
● Ưu điểm của tư duy hệ thống:
● Nhìn nhận vấn đề một cách tổng thể, bao gồm các yếu tố liên quan và tương tác.
● Xác định các thuộc tính mới phát sinh từ sự tương tác, không thể nhận ra khi phân tích riêng lẻ.
● Hiệu quả trong giải quyết các vấn đề khó, phức tạp, có nhiều yếu tố phụ thuộc lẫn nhau.
Charge your account to get a detailed instruction for the assignment